Nhiều người đã đặt ra những câu hỏi như ga Đà Lạt nằm ở đâu, lịch sử ga Đà Lạt ra sao, kiến trúc ở đây như thế nào mà đặc biệt thế hay ga Đà Lạt tên gì?

Ga Đà Lạt với những nét độc đáo riêng là một trong những địa điểm thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với thành phố Đà Lạt.

Ga Đà Lạt nằm ở đâu?

Địa chỉ: Quang Trung, Phường 10, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng

Ga đà lạt giờ mở cửa?

Nhà ga Đà  Lạt bắt đầu đón những vị khách du lịch đâu tiên. Vào lúc 7 giờn 30 hàng ngày và đóng cửa vào lúc 17 giờ.

Là thiếu sót khi không nhắc đến Ga Đà Lạt, một công trình kiến trúc nhà ga gần như là cổ nhất Việt Nam còn tồn tại.

Ga Đà Lạt điểm đến không thể bỏ sót
Ga Đà Lạt điểm đến không thể bỏ sót

Tham quan Ga Đà Lạt có gì đặc biệt?

Có thể bạn chưa biết đến những điều thú vị sau đây khi tham quan ga Đà Lạt.

 

Đầu tiên, đây là nơi duy nhất còn lưu giữ đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước và một trong số ít những nơi có đường xe lửa răng cưa trên thế giới.

Đường xe lửa răng cưa có thêm một đường ray ở chính giữa, đường ray này có răng móc như những lưỡi cưa ăn khớp với bánh xe, được chế tạo ở các đầu máy xe lửa để giúp cho việc kéo tàu lên dốc và giữ cho tàu đi với tốc dộ không quá nhanh khi xuống dốc. Loại đường ray này hiện nay không còn nhiều và chỉ một vài nơi trên thế giới có.

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

Ga Đà Lạt là một công trình do người Pháp thiết kế từ thời thực dân Pháp nhưng vẫn còn rất hiện đại và còn giữ nguyên được hiện trạng. Bên cạnh đó, Ga Đà Lạt còn có một quan café ở bên trong toa củ. Đây là một địa điểm khá thú vị cho các bạn trẻ chụp ảnh “sống ảo” tại ga Đà Lạt.

Ga Đà Lạt cũng nổi tiếng với những mặt hàng thủ công mĩ nghệ hay đồ len. Đặc biệt, chỉ với 80 – 200k cùng với 15 phút bạn sẽ sở hữu cho mình một bức chân dung bằng bút lửa. Nghe thật hấp dẫn phải không nào?

Và đương nhiên đến nhà ga thì phải thử đi xe lửa chứ nhỉ? Nếu được trải nghiệm đi đường xe lửa Sông Pha – Đà Lạt bạn sẽ cảm nhận được hết nét đẹp của phong cảnh nơi đây, với những cung đường chạy quanh vách núi, uốn lượn theo những sườn núi dốc với xung quanh là rừng thông mọc um tùm.

Hành khách sẽ có cảm giác kì diệu và có phần ngạc nhiên khi tàu leo đèo Ngoạn Mục, với khungcanhr một bên là sườn núi xanh thẳm, một bên là khoảng trời mênh mông bất và đằng xa xa kia chính là bờ biển Thái Bình Dương.

Con tàu đi đến đâu là phong cảnh thay đổi một cách ngoàn mục đến đấy, cho đến khi tàu đtạ đỉnh, vùng cao ngueyen Lâm Viên sẽ hiện ra trước mắt bạn, mù sương, mát mẻ, mùi thơm của rừng thông của nhựa thông, mùi gỗ cháy tỏa ra từ đầu tàu, tất cả hòa quyện lại sẽ cho bạn một cảm giác lạ lùng mà khó quên.

Đường đi ga Đà Lạt

Cách chợ đêm Đà Lạt khoảng 2,4km. Bạn đi theo lộ trình như sau: từ chợ đêm đi theo hướng Nam đến đường Nguyễn Thị Minh Khai, tiếp theo qua vòng xuyến vào Lê Đại Hành/Trần Quốc Toản. Tiếp tục đi theo đường Trần Quốc Toản để đến Ga Đà Lạt

 Hãy đến tham quan Ga Đà Lạt nhé
Hãy đến tham quan Ga Đà Lạt nhé

Hiện nay, tuyến đường xe lửa này đã được khôi phục lại 7km để phục vụ cho du khách muốn tham quan Trại Mát. Hằng năm, nơi đây dón một lượng khách du lịch rất lớn, tăng nhanh theo từng năm, trong đó có rất dông du khách nước ngoài.

Tham quan Ga Đà Lạt Miễn Phí nhưng tốn 5k là phí gửi xe

Qua bài viết này, Khách sạn Thu Hà hy vọng đã đem đến cho bạn thêm những hiểu biết về Ga Đà Lạt như những điều đặc biệt về kiến trúc và lịch sử nơi đây, cùng với việc trả lời câu hỏi Gà Đà Lạt nằm ở đâu sẽ giúp ích cho bạn khi đến thăm thành phố ngàn hoa.

Lịch sử ga tàu cổ Đà Lạt

Ga Đà Lạt được xây dựng từ đầu thế kỉ XX, đây là nhà ga cổ nhất ở Việt Nam. Ga Đà Lạt đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận danh hiệu di tích kiến trúc cấp quốc gia vào năm 2001.

Được thiết kế bởi bàn tay hai kiến trúc sư người Pháp Moncet và Reveron, người thi công công trình là nhà thầu khoán Võ Đình Dung. Ga Đà Lạt được xây dựng với kinh phí 200.000 france.

Quá trình xây dựng ga Đà Lạt và hệ thống đường ray xe lửa vô cùng khó khăn, hãy cùng tìm hiểu làm thế nào mà người Pháp có thể xây dựng được hệ thống đường tàu hỏa ở Đà Lạt vào thế kỉ XX nhé.

Năm 1903, người Pháp bắt đầu thực hiện ý tưởng nối liền thành phố Đà Lạt quanh năm mát mẻ với thành phố Pha Rang nóng nực. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho những người kiều dân Pháp đến sinh sống, làm việc hoặc nghỉ dưỡng ở đây.

Tổng thời gian để hoàn thành hệ thống đường ray xe lửa này là 30 năm. Đường xe lửa này có chiều dài 84 km nói liền từ Tháp Chàm đến Đà Lạt. 41km đầu tiên từ Tháp Chàm đến Krong Pha của hệ thống đường ray được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1919, còn 43km còn lại từ Krong Pha đến Đà Lạt thì phải đến năm 1932 mới được hoàn tất và sử dụng.

Trong 43 km đường ray còn lại vì là đồi núi dốc nên có 3 nơi phải xây dựng hệ thống móc răng cưa và 5 nơi bắt buộc phải làm đường hầm đi xuyên qua núi.

Sau khi hoàn tất đường Hỏa xa Lâm Viên với đường ray xe lửa có răng cưa, công ty Hóa Xa CFI của Pháp bắt đầu nhập đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được nấu bằng than và đưa vào sử dụng.

Với kĩ thuật cổ xưa, đầu máy có công suất 600 – 820 mã lực. Sau đó vì liên tiếp bị Việt Cộng đặt mìn phá hoại nên sau năm 1968, những chuyến xe lửa nối liền Đà Lạt – Phan Rang đành phải ngưng hoạt động.

Ga Đà Lạt được xây dựng từ thời kì Pháp thuộc nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp
Ga Đà Lạt được xây dựng từ thời kì Pháp thuộc nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp

Về phần nhà ga Đà Lạt, vào năm 1932, người Pháp thiết kế bản đồ án xây dựng Nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê công ty xây dựng của Việt Nam thực hiện. Nhà ga Đà Lạt được thiết kế theo phong cách phương Tây pha lẫn với một vài điểm đặc biệt của vùng cao nguyên rất thú vị.

Kiến trúc ga Đà Lạt

Tham quan ga Đà Lạt với lối kiến trúc phương Tây
Tham quan ga Đà Lạt với lối kiến trúc phương Tây

Nhà ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp, mang hơi hướng phương Tây hòa lẫn với nét đặc trưng của vùng cao nguyên. Nhà ga có chiều dài 66,5m, chiều rộng 11,4m và cao 11m, được chia làm ba gian chính.

Nhìn từ bên ngoài nhà ga Đà Lạt có hình dáng giống như dãy Langbiang hùng vĩ với 3 chóp nhọn tượng trưng cho 3 đỉnh núi Langbiang và các mái ngói tượng trưng cho chân và sườn núi.

Nếu ta nhìn nhà ga từ bên hông sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên và thụt vào ở phía dưới những luôn luôn theo kiểu thẳng đứng. Mỗi gian nhà đều rất rộng và được trang trí bằng những ô cửa kính màu đẹp mắt và có trần làm thành hình vòm cung, kiến trúc ở đây khiến ta liên tưởng tới kiến trúc nhà ga ở các vùng thuộc miền Nam nước Pháp với thiết kế mái vòm.

Nhà ga nhìn từ bên hông
Nhà ga nhìn từ bên hông

Nhà ga Đà Lạt là một trong những công trình kiến trúc đã được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc. Với lối kiến trúc đặc sắc, được xây dựng theo phong cách Art – Deco, phong cách kiến trúc từng rất được ưa chuộng tại châu Âu và trên thế giới tong những thập niên đầu thế kỉ XX.

Là sự kết hợp hoàn hảo giữa lối kiến trúc xuất xứ từ châu Âu với kiến trúc của căn nhà rông Tây Nguyên, đem lại sự duyên dáng mà lại vô cùng độc đáo cho công trình này. Từ đó người ta biết đến Ga Đà Lạt là một trong những nhà ga đẹp nhất Đông Nam Á.