Tham quan nhà thờ con gà ở Đà Lạt chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến thành phố ngàn hoa.

Nhà thờ con gà là một trong những điểm đến thú vị mà mỗi du khách đến với Đà Lạt đều nên ghé thăm ít nhất một lần. Với kiến trúc mang hơi hướng châu Âu cùng cách trang trí lạ mắt tạo cho du khách một ấn tượng khó phai.

Không phải ngẫu nhiên mà Đà Lạt được mệnh danh là “Paris thu nhỏ” của Việt Nam. Với những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu, vẻ đẹp của chúng chính là điểm nhấn ấn tượng cho thành phố ngàn hoa. Nhắc đến kiến trúc châu Âu phải kể đến nhà thờ con gà – một trong những nhà thờ lớn của thành phố Đà Lạt.

Nhà thờ con gà ở Đà Lạt với nét kiến trúc độc đáo
Nhà thờ con gà ở Đà Lạt với nét kiến trúc độc đáo

Địa chỉ nhà thờ con gà Đà Lạt và giờ lễ:

Nhà thờ Con Gà nằm ở số 3, đường Trần Phú, Phường 3, thành phố Đà Lạt. Địa chỉ Nhà thờ Con Gà rất dễ tìm vì nó nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt.

Giờ lễ Nhà thờ Con Gà Đà Lạt như sau:

Ngày thường: 5h15 – 17h15.

Chủ nhật: 5h30 – 7h – 8h30 – 16h – 18h.

 Tham quan nhà thờ con gà Đà Lạt
Tham quan nhà thờ con gà Đà Lạt

Hằng năm, Nhà thờ Con Gà còn tổ chức nhiều lễ lớn nhằm phục vụ người dân địa phương. Đặc biệt vào dịp lễ Giáng sinh hằng năm, nhà thờ Con Gà đón rất nhiều khách tham quan, cả người công giáo và những người không phải công giáo đến để làm lễ hoặc tham quan công trình kiến trúc cổ xưa bậc nhất tại thành phố ngàn hoa.

Hướng dẫn đường đi nhà thờ con gà Đà Lạt:

Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt cách chợ Đà lạt chỉ 1km mất khoảng 6 phút di chuyển nên rất tiện đến tham quan.


 

>> Chơi thử ngay game bắn cá online trên máy tính đang rất “hot” tại https://bancagiaitri.com/

Tại sao gọi là nhà thờ con gà?

Chắc hẳn ai nghe qua cái tên Nhà thờ Con gà cũng không khỏi thắc mắc ý nghĩa của nó, tại sao lại gọi như vậy? Thực ra lí giải cho cái tên này rất đơn giản.

Tên gốc của Nhà thờ Con Gà là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicolas Bari. Cái tên Con Gà xuất phát từ bức tượng con gà trống được gắn trên ngọn cây thánh giá ở nơi cao nhất của nhà thờ (cách mặt đất 27m). Tượng cao 0,58m, dài 0,66m, được gắn trên một trục quay và có thể quay quanh trục theo hướng gió.

Bức tượng chú gà trống được làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong rỗng, bên ngoài được tráng phủ một lớp hóa chất đặc biệt để tránh việc tượng bị ăn mòn. Không chỉ là biểu tượng của nhà thờ, chú gà trống trên đỉnh cao nhất này còn có tác dụng như cột thu lôi, bảo vệ nhà thờ trường tồn theo năm tháng.

Đến nay, cột thu lôi có đế bầu tròn để đỡ con gà cùng với chữ thập chỉ 4 hướng đã được thay mới vài lần. Con gà ở đây là biểu tượng của nước Pháp và có thể là để chỉ sự sám hối theo kinh Tân Ước.

Nhà thờ con Gà – điểm đến không thể bỏ lỡ
Nhà thờ con Gà – điểm đến không thể bỏ lỡ

Người dân nơi đây cho rằng con gà quay hướng nào là sẽ mưa gió hay nắng tạnh, nhưng trên thực tế chú gà này được thiết kế để quay theo chiều gió, gió hướng nào thì chú gà này sẽ quay hướng đó. Chính chú gà trống này đã tạo thành điểm nhấn cho Nhà Thờ Con Gà.

Sự tích Nhà Thờ Con Gà

Là một trong những nhà thờ lớn và nổi tiếng của thành phố, lịch sử về Nhà Thờ Con Gà bắt đầu từ năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin tới Đà Lạt lần đầu tiên cùng một vị linh mục tên là Robert thuộc hội Thừa sai Paris (MEP).

Sau chuyến đi ấy vị linh mục trở về và miêu tả lại cho Hội Thừa sai Paris những đặc điểm nổi bật của Đà Lạt. Đến năm 1917, linh mục quản lí của MEP ở Viễn Đông là Nicolas Couveur cũng đến Đà Lạt nhằm mục đích tìm một nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ và ông đã quyết định xây dựng dưỡng viện giáo đồ cho giáo sĩ của mình tại đây.

Năm 1920, Giám mục Quinton đã ban hành quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt tại đây.

 Nhà thờ con gà ở Đà Lạt – công trình kiến trúc cổ xưa bậc nhất ở Đà Lạt
Nhà thờ con gà ở Đà Lạt – công trình kiến trúc cổ xưa bậc nhất ở Đà Lạt

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt được khởi công xây dựng vào năm 1931, do Giám mục Colomban Dreyer đặt viên đá đầu tiên và được xây theo bản đồ án do linh mục Céles Nicolas làm ra. Nhà thờ được xây dựng trong 11 năm, được chia làm 3 giai đoạn chính, và được khánh thành ngày 25 tháng 1 năm 1942.

Kiến trúc Nhà Thờ Con Gà

Được thiết kế theo đồ án “kiểu mẫu” của các nhà thờ của Công giáo Roma ở châu Âu, Nhà Thờ Con Gà mang đậm nét tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roma.

Nhà thờ được xây dựng theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 14m. Cửa chính của nhà thờ hương về núi Langbiang. Đứng từ trên tháp chuông có thể nhìn thấy trọn vẹn thành phố ngàn hoa, từ đây lặng yên ngắm nhìn cuộc sống tấp nập bên dưới, ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố ngàn hoa Đà Lạt, đằng xa xa kia lại là núi Lnagbiang hùng vĩ, quả thực là một cảm nhận tuyệt vời.

Nhà thờ con gà nhìn ra xung quanh
Nhà thờ con gà nhìn ra xung quanh

Nội thất của nhà thờ được chia làm 3 gian với phong cách thiết kế đối xứng theo lối cổ điển. Phần áp mái được trang trí với 70 tấm kính màu làm cho khung cảnh nơi thánh đường càng thêm phần huyền ảo.

Cửa sổ với các vòm cung tròn, các đường nét đều được thiết kế một cách mạnh mẽ và dứt khoát, có phần mái được lợp bằng ngói thạch bản. Điều đáng nói ở đây là mọi tỉ lệ giữa các mảng, các khối, màu sắc đều rất hài hòa và kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một công trình tuyệt tác hoàn hảo và hoành tráng hiếm thấy.

Kiến trúc bên trong nhà thờ
Kiến trúc bên trong nhà thờ

Tường được xây bằng gạch đá dày 30-40cm. Trên tường bên trong nội thất được gắn những bức phù điêu tuyệt đẹp được làm từ xi măng và sắt. Phần tường ngoài được sơn màu hồng, làm tôn thêm vẻ trang nghiêm cho một công trình kiến trúc của tôn giáo.

Đến với nơi đây, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc độc đáo và hoành tráng hiếm thấy theo phong cách châu Âu ở thành phố ngàn hoa. Hãy thử đến tham quan Nhà Thờ Con Gà ở Đà Lạt để có thêm một trải nghiệm mới nhé!

Khách Sạn Thu Hà chúc bạn sẽ có 1 chuyến tham quan thú vị tại Đà Lạt!