Thác Datanla ở đâu?

Theo tuyến đường du lịch Đà Lạt hướng đèo Prenn, chúng ta sẽ ghé ngang thác Datanla hùng vỹ, cảnh quan vừa hoang sơ vừa quyến rũ cùng nhiều loại hình du lịch thử thách mạo hiểm đầy cuốn hút.

Khu du lịch thác Datanla rộng 312ha nằm ven quốc lộ gần đèo Prenn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km về phía nam.

Giá Vé Thác Datanla Đà Lạt:

Thác Datanla: Giá vé vào cổng 30.000vnd.

Hướng dẫn đường đi đến Thác Datanla Đà Lạt:

Cách chợ trung tâm Đà Lạt gần 7km với 15 phút đi xe bạn có thể đến thác Datanla

Thác Datanla Đà Lạt có gì chơi:

Dưới đây là các trò chơi đặc biệt mà khi đến thác bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm.

1.Thác datanla đà lạt có máng trượt:

Sử dụng máng trượt là lựa chọn của hầu hết các bạn trẻ khi tới thác, máng trượt chạy uốn lượn quanh các ngọn cây, đồi núi với chiều dài khoảng 1km.

Tốc độ trượt của máng từ 20 đến 40 km/h tùy vào mức độ điều chỉnh chân phanh và thời gian xuống thác chỉ trong nháy mắt nếu bạn muốn thử.

Vé máng trượt thác Datanla: một chiều: 30.000, hai chiều 50.000vnd.

2. Cáp treo thác Datanla:

Cáp treo tại thác Datanla được lắp đặt uốn lượn theo dòng chảy của thác.

Vì lí do đó đây  được phương tiện lý tưởng nhất để bạn có thể ngoạn cảnh một cách rõ nét bức tranh thiên nhiên núi rừng, thác chảy, vẻ đẹp thơ mộng dọc theo dòng thác khiến bất kỳ ai cũng ngỡ ngàng tán thưởng.

Giá vé cáp treo 50.000 đồng/chiều.

3. Đu dây vượt thác Datanla:

Với độ cao khoảng 40 mét. Thác nước đổ từ trên xuống ầm ầm ngang tai, hơi nước bốc lên mịt mù bao phủ các vách đá. Đây là trại nghiệmmạo hiểm du dây đặc biệt được nhiều du khách nước ngoài ưa thích.

4. Trượt thác Datanla:

5.Đi cầu thang bộ ngắm cảnh

Cầu thang bộ tại đây được thiết kế khá dốc về phía thác, với gần 200 bậc thang, chiều dài khoảng 1 km và thời gian đi thang bộ xuống thác khoảng 30 phút.

Truyền thuyết về thác Datanla

Có nhiều truyền thuyết để giải thích sự ra đời của tên gọi Datanla như mối tình của chàng dũng sĩ K’Lang và nàng sơn nữ Hơbiang để tạo nên truyền thuyết về đỉnh núi Langbian huyền thoại. Datanla còn là nơi các tiên nữ giáng trần xuống tắm hay giai thoại gắn liền với cuộc chiến giữ đất của các bộ tộc bản địa trước sự xâm lấn của quân thù…

Truyền thuyết thứ 1:

Thác Datanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau lần đầu tiên và cũng là nơi chàng Lang đã giao chiến với những con thú hung dữ của núi rừng như: 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo thành tinh. Các câu truyện truyền miệng của người dân tộc kể lại về cuộc chiến ấy như sau: “Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt suốt nhiều ngày đêm.

Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, chàng Lang liền rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn vào tận rừng sâu và không bao giờ quay trở lại quấy nhiễu buôn làng nữa…”.

Khoảng rừng cây bị đổ phá khi chàng Lang giao chiến với những con ác thú đã tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở ngay chân thác ngày nay. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân và về sau tạo nên truyền thuyết Núi Lang Biang huyền thoại.

Truyền thuyết 2 nói về Suối Tiên

Truyền thuyết thứ 2 kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá chính vì thế nó có tên gọi là Suối Tiên. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla như bây giờ.

Truyền thuyết 3 nói về các cuộc tấn công giành lãnh thổ

Có truyền thuyết kể lại chi tiết rằng, vào thời vua Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt và người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất đai trồng trọt và bắt giữ nô lệ. Trong lúc người Lạt sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”

Ngoài những truyền thuyết Datanla còn mang đến cho du khách sự thích thú trước một vẻ đẹp đầy hoang sơ quyến rũ. Khác với các ghềnh thác khác luôn ầm ào hung dữ, Datanla sở hữu nét nhẹ nhàng lãng mạn, từ trên cao dòng nước đổ xuống hiền hòa len lỏi qua các mỏm đá mấp mô từ từ chảy vào hố sâu qua vực Tử Thần giữa hai vách đá dựng đứng trước khi trôi về hạ nguồn, càng làm cho cảnh quan thêm phần ngoạn mục.