Đà Lạt là thành phố nổi tiếng với khí hậu ôn hòa, nét đẹp tự nhiên của vùng cao nguyên Lâm Viên và những đặc sản mà khi đến đây bạn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Hãy cùng tìm hiểu giá rượu cần Đà Lạt và cách uống rượu cần Đà Lạt qua bài viết sau nhé.
Rượu Cần đối với mỗi người dân bản địa đã không còn là một món đồ uống thông thường mà nó đã trở thành một “Thức uống tâm linh” trong tâm mỗi người dân tộc. Cùng với rượu Vang, rượu Cần trở thành món quà quý báu mà Đà Lạt đem đến cho du khách thưởng thức.
Mua rượu cần ở Đà Lạt
Khi đến với Đà Lạt, hãy thử thưởng thức rượu cần và nếu yêu thích bạn có thể tìm mua rượu cần với giá và địa chỉ như sau:
– Các quầy bán rượu cần ở chợ Đà Lạt.
– Cơ sở sản xuất rượu cần Cao Nguyên
– Cơ sở sản xuất rượu cần Sơn Cước
Giá rượu cần Đà Lạt là bao nhiêu?
Giá rượu cần ở đây vào khoảng 35.000 đồng/lít. Ở các cơ sở sản xuất, bình nhỏ nhất là 3 lít và bình lớn nhất là 25 lít. Du khách yêu thích rượu cần có thể tìm mua ở nhưng địa chỉ trên.
Cách uống rượu cần ở Đà Lạt
Được mệnh danh là “Thức uống tâm linh” nên muốn uống rượu cần cũng phải đúng nghi thức và đúng cách. Mỗi dân tộc lại có một nghĩ thức uống rượu cần khác nhau và cách người ta uống cũng thể hiện những ý nghĩa khác nhau.
Như chúng ta đã biết để uống rượu cần phải có một ống tre hay trúc đục thông lỗ để hút rượu lên. Thông thường, chóe rượu cần thường được để ra giữa nhà sàn, người chủ nhà sẽ cầm cần lên bằng cả hay tay để tế lễ thần linh, họ cần đưa cho vị khách được tiếp đãi cắm cần vào ché. Khi khách đông thì ngta sẽ chuyền cần cho nhau bằng cả hai tay.
Lưa ý là không được dùng tay trái để chuyền cần vì như thế là không tôn trọng họ. Người chủ nhà sẽ uống trước một ly rượu để chứng tỏ rằng rượu không có độc, vị khách được mời phải uống cạn ống nước đầu tiên.
Rượu cần với vị ngọt dìu dịu, thơm nồng, thưởng thức rượu cần tạo cho người ta một cảm giác như đang say đắm trong mối tình đầu, ngây ngất, lâng lâng và bay bổng đến khó tả. Ánh sáng từ ngon lửa bập bùng hòa chung với tiếng cồng chiêng mênh mang, tiếng thác đổ và tiếng của núi rừng cây cỏ nơi cao nguyên hùng vĩ, cùng với hương vị rượu cần say đắm lòng người. Tất cả tạo nên một khung cảnh lung linh, huyền ảo và ngây ngất.
Truyền thuyết rượu Cần
Đằng sau mỗi di sản, mỗi đặc sản vùng miền là cả một truyền thuyết linh thiêng mà không phải ai cũng biết. Rượu cần của người dân tộc Tây Nguyên không phải ngẫu nhiên mà được gọi là “Thức uống tâm linh”.
Theo truyền thuyết, rượu cần đã có từ cách đây rất lâu. Đó là thứ nước màu trắng đục do một vị thần Nhím tạo ra. Khi uống vào sẽ có cảm giác lâng lâng, bay bổng rất khó tả.
Thuở xưa, người ta dùng thứ “men” được chế từ cây rừng đem trộn với cơm hèm rồi ủ vào trong một quả bầu khô dùng để dâng cho thần linh vào những ngày lễ. Sau khi làm lễ, người ta đập quả bầu ra và cùng nhau “mút” phần cơm trong quả bầu.
Thấy vậy, thần Nhím mới chỉ cho cách ủ và cách uống rượu cần. Vì thế mà hiện nay ở các vùng dân tộc vẫn còn nghi thức buộc một sợi lông Nhím vào cần mỗi khi uống rượu để ghi nhớ công ơn của thần Nhím.
Rượu cần cũng là một món đồ uống quý giá của vùng miền dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Với những nghi thức, những phong tục riêng khi uống rượu, rượu cần đã trở thành một nét đẹp văn hóa khong thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Cách tạo ra rượu cần
Theo chị Đường Dẫu Hà, ngụ tại Tà Nung – Đà Lạt, để làm ra một chóe rượu cần thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ gạo, nếp hay sắn và các loại ngũ cốc giàu tinh bột đều có thể làm được rượu cần. Nhưng quan trọng nhất chính là làm sao để tọa được mùi hương cho rượu, điều này không hề dễ dàng.
Để tạo được mùi hương cho rượu cần, người ta phải dùng đến gần 30 vị thuốc như đinh hương, sa nhân, quế hay thảo khấu. Tạo nên một mùi hương vị có cả cay, đắng, ngọt và có mùi thơm cuốn hút cho rượu cần.
Để tạo nên một chóe rượu cần ngon đúng nghĩa của người dân tộc Tây Nguyên thì theo đồng bào dân tộc Cil ở Đà Lạt thì rượu phải được làm từ “men rừng” – loại men không phải ai cũng biết và chẳng mấy người làm được.
Còn theo truyền thuyết được kể lại thì người ta thường bắt đầu làm rượu vào mùa xuân, khi cây atiso trong rừng bắt đầu nở hoa và cho nhựa. Những người làm rượu sẽ vào rừng tìm kiếm rễ và bông của loại cây này đem về phơi khô và giã ra để làm “men” hay làm “dòng” theo tiếng dân tộc.
Loại men này có tính độc khi sử dụng với liều lượng cao, tuy nhưng với lượng nhỏ khi làm rượu thì sẽ gây cho người uống cảm giác hưng phấn, ngây ngất. Đó là mới là bắt đầu câu chuyện về loại “men rừng” trong truyền thuyết.
Sau khi có bột men, người ta đem bột trộn với cơm gạo, nếp, sắn hoặc bắp. Hỗn hợp được giã thành bột và được gọi là những “vú men” to bằng cái chén. “Vú men” được đem hong trên bếp lửa để tạo ra loại men có màu trắng đục. Đây chính là loại “men rừng” để làm rượu cần ngon đúng nghĩa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được loại men ngon đúng chuẩn này.
Muốn rượu ngon thì đồ đựng rượu cũng phải chuẩn. Độ thơm ngon rượu cần phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Những chiếc chóe được dùng để đựng rượu cần phải là những chiếc chóe cổ xưa, chóe càng cổ thì rượu càng ngon. Vì ruột những chiếc chóe cổ không có tráng men, giúp cho rượu dễ dàng bám vào và lên men trong chóe.
Mất khoảng 6 tháng để làm ra một chóe rượu cần với men rừng của người dân tộc. Với chóe rượu cần này thì giá tị của nó là vô giá, quả là một niềm vinh hạnh khi thưởng thức ché rượu như vậy.
Hiện nay ở Đà Lạt, văn hóa rượu cần đã được khôi phục lại. Rượu cần trở thành một món quà quý giá cho du khách đem về sau khi đến thăm Đà Lạt.
Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu về rượu thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức và sở hữu cho mình một bình rượu cần thơm ngon đặc trưng của vùng cao nguyên.
Qua bài viết trên, Khách sạn Thu Hà đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn về giá rượu cần Đà Lạt và cách uống rượu cần Đà Lạt cùng với lịch sử và ý nghĩa của thức đồ uống tâm linh này. Hy vọng bạn sẽ có một trải nghiệm thưởng thức rượu cần tuyệt vời ở Đà Lạt.