Đường đi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt như thế nào? Đây không chỉ là tò mò, là thắc mắc của du khách thập phương muốn tìm nơi một thanh tịnh “ẩn mình” vài giờ để rời xa chốn bụi trần nơi phố thị. 

Mà đây còn là danh lam thắng cảnh không thể bỏ lỡ khi đến với xứ sở ngàn hoa. Vậy thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm ở đâu? Thật ra, đường đi đến thiền viện Trúc Lâm không hề khó. Bạn chỉ cần một cái bản đồ, xe máy di chuyển và chịu khó đi xa một chút là được. Cùng khám phá nhé!

Đường đi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt 

Có rất nhiều con đường để đi tới thiền viện như đi dọc theo đường Triệu Việt Vương qua Dinh Bảo Đại. Sau đó, đi thêm một đoạn nữa là tới cổng thiền viện. Nếu du khách tham gia chương trình tour du lịch thiền viện Trúc Lâm 1 ngày tại Đà Lạt, thì có thể đi Cáp Treo tới Thiền Viện Trúc Lâm.

Một con đường khác là bạn “đổ đèo”. Ở giữa đèo Preen, bên tay phải trông thấy tượng Phật vàng Mồ Côi (vì Ngài ngồi thiền một mình), bạn rẽ phải đi thẳng sẽ tới được thiền viện Trúc Lâm.

Nếu bạn ở tại các khách sạn gần chợ Đà Lạt và xuất phát đi từ chợ thì có thể đi theo bản đồ dưới đây để đi đến Thiền Viện Trúc Lâm.

Du lịch thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Rất nhiều khách tham quan tới thăm nơi đây đều thắc mắc: “Vì sao thiền viện Trúc Lâm lại được xây dựng trên một địa điểm như thế?”

Lý giải cho việc xung quanh có đủ hồ nước, núi non và rừng thông, tương truyền rằng trong một lần nằm mộng, vị chủ trì chùa thấy mình  ôm cổ phượng hoàng bay vút lên. Tỉnh mộng, người cho đó là điềm lành và bắt đầu đi tiềm kiếm địa điểm cho chúng tăng tu hành.

Khi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm, nhận thấy phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu ôn hòa tươi mát nên ngài quyết định chọn nơi đây để xây dựng. Công trình được xây dựng từ năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành bao gồm 4 khu vực chính.

Ngoại viện, khu hoà thượng viện trưởng, khu tịnh thất hoà thượng cùng khu nội viện tăng, khu nội viện ni là 4 khu ở đây. Hoà thường Thích Thanh Từ là trụ trì đầu tiên. Hiện nay, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt là Thượng tọa Thích Thông Phương.

Theo kinh nghiệm về việc khám phá đường đi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, bạn có thể đi cáp treo xuống hoặc tiếp tục dùng xe máy đi thẳng theo hướng xuống đèo.

Cáp treo thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Đối với những du khách không đủ sức khỏe vượt qua hết các bậc thang để được hòa mình vào không gian yên bình, thanh tĩnh, nên thơ như thế này thì cáp treo đi thiền viện Trúc Lâm chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Đặc biệt, hệ thống cáp treo ở đây nối thẳng từ khu du lịch Cáp Treo đến thẳng Trúc Lâm viện.

Giá vé cáp treo đến Thiền viện Trúc Lâm từ đồi Robin hiện tại là 70.000 VND/ chuyến khứ hồi và 50.000 VND cho chuyến một chiều.

cáp treo đi thiền viện trúc lâm Đà Lạt

Cáp Treo tới Thiền Viện Trúc Lâm

Tour thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Cùng với việc tham quan Thiền viện Trúc Lâm, trên đường đi thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, bạn có thể tham khảo những địa điểm du lịch dưới đây nhé:

Thác Datanla: Xuất phát từ ngã ba tượng Phật Mồ Côi, bạn đi thẳng theo đèo Prenn khoảng 100m là tới được thác Datanla.

Hồ Tuyền Lâm: Bạn đi từ Thiền viện Trúc Lâm tầm 40 bậc thang đá sẽ tới hồ phía dưới. Ngoài ra, bạn có thể đi vòng xuống dưới hồ bằng cách di chuyển theo đường lớn ở hai bên Thiền viện.

Đường hầm điêu khắc (còn gọi là đường hầm Sất sét), chạy theo hướng hồ Tuyền Lâm, từ Thiền viện đi tiếp khoảng 5km.

Kinh nghiệm đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cho thấy, ở bên ngoài có rất nhiều hàng ăn và quà bán lưu niệm với giá cả ngang bằng trong thành phố. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn nhẹ tại các hàng quán này. Nếu muốn nghỉ ngơi hay ăn uống no nê hơn, bạn cũng có thể ăn trưa tại nhà hàng cáp treo trước cổng Thiền viện hoặc một vài quán ăn nhỏ ở phía trái cổng.

Theo khách sạn Thu Hà Đà Lạt, xung quanh thiền viện hiện nay còn có rất nhiều thắng cảnh và khách sạn Đà Lạt xinh đẹp khác được du khách rất yêu thích như: Hồ Tuyền Lâm, Sân Golf SaCom, Đường Hầm Đất Sét, và khách sạn Teracotta, khách sạn Edensee tiêu chuẩn 5 sao…

tour đi thiền viện trúc lâm đà lạt

Hình ảnh đẹp về thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

phụng hoàng đà lạt

Phụng Hoàng Đà Lạt nhìn từ trên cao 

cổng thiền viện trúc lâm đà lạt

Cổng thiền viện Trúc Lâm uy nghiêm sừng sững 

đường đi thiền viện trúc lâm đà lạt

Thiền viện Trúc Lâm thoát ẩn, thoát hiện phía xa, tạo nên quang cảnh mờ ảo, nên thơ cũng không kém phần uy nghiêm

thiền viện trúc lâm đà lạt

Vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh bên trong thiền viện

cổng tam quan thiền viện trúc lâm đà lạt

Cổng tam quan rất được du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm. Qua khỏi cổng này là đến sân chùa với chính điện 4 mái cong, lầu chuông, ngàn hoa khoe sắc

thiền viện trúc lâm đà lạt

Đến với Trúc Lâm viện cũng là dịp bạn hòa mình vào không gian thanh tịnh chốn Thiền môn

khu ngoại viện ở trúc lâm viện

Khu vực tịnh thất hòa thượng

Cảm nhận về thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Đà Lạt đã đủ nên thơ và yên bình. Tuy nhiên, nếu ai đã từng đặt chân đến với Trúc Lâm viện chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được quang cảnh thanh bình và yên tĩnh có thể nghe rõ nhịp đập của trái tim mình.

Với địa thế “tựa núi, nhìn sông” vô cùng lãng mạn, trữ tình và nên thơ càng tôn lên vẻ đẹp nên thơ cũng không kém phần tôn nghiêm của viện.

Đây là nơi thanh tịnh, chốn tu hành của nhiều tăng ni phật tử. Vì vậy, khi tới Thiền viện Trúc Lâm bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Tại chính điện, bạn sẽ phải cởi giày dép bên ngoài hành hương, vái Phật. Tuyệt đối không được chụp ảnh bên trong chánh điện.

Khu nội ni, nội tăng cấm du khách vào. Và cho dù đã khám phá được thiền viện Trúc Lâm ở đâu, đường đi thế nào, bạn cũng nên giữ sức khoẻ nếu cảm thấy 140 bậc thang xuống hồ quá xa và dốc.

Chúc bạn một hành trình thật vui và ý nghĩa!